E&G Beauty tái định vị thương hiệu: Lấy sản phẩm làm lõi, thương hiệu làm nền tảng, trải nghiệm

e&g-tai-dinh-vi-thuong-hieu

Nhân dịp kỷ niệm 3 năm hoạt động, E&G Beauty đã công bố chiến lược tái định vị thương hiệu, đồng thời tiết lộ những kế hoạch phát triển sản phẩm, kinh doanh, thể hiện cam kết bền vững…

Ngày 23/12/2023, E&G Beauty đã công bố chiến lược tái định vị thương hiệu nhân dịp kỷ niệm 3 năm hoạt động. Thương hiệu dược mỹ phẩm này cũng tiết lộ những kế hoạch phát triển sản phẩm, kinh doanh, nhằm thể hiện cam kết đầu tư vào các giá trị bền vững và hướng vào bên trong cho ngành mỹ phẩm Việt.

Được biết đến là một trong những thương hiệu dược mỹ phẩm có những hướng tiếp cận mới mẻ tại Việt Nam, E&G Beauty đã nỗ lực phát triển sản phẩm chất lượng, công thức hiệu quả, có cộng đồng khách hàng tin tưởng, và hơn cả là phát triển các hoạt động Marketing mạnh mẽ tới các hệ thống đại lý bán lẻ và kinh doanh.

Sau 3 năm hoạt động, E&G Beauty đã quyết định tái định vị thương hiệu để tiến xa hơn trên con đường phát triển ngành dược mỹ phẩm với mong muốn tối đa hóa các lợi thế cạnh tranh về sản phẩm, sự tin tưởng của người tiêu dùng đã xây dựng suốt thời gian qua.

e&g-tai-dinh-vi-thuong-hieu

E&G Beauty cam kết thông qua chiến lược tái định vị này mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu của thị trường ngành làm đẹp. Điều này không chỉ giúp thương hiệu phát triển nhận thức sâu sắc trong tâm trí người tiêu dùng, mà còn tạo đà cho sự tăng trưởng đổi mới sáng tạo và bền vững trong tương lai.

Đặc biệt, chiến lược và mô hình tái định vị của E&G Beauty được áp dụng theo mô hình Mind Hacking Model, do bà Tracy Vũ – Nhà sáng lập và CEO của DigiMaster và Trends Việt Nam, đơn vị tư vấn cho E&G Beauty trong lần này, phát kiến. Đây được xem là bước đi mạnh mẽ để thương hiệu có thể xác định lại bản sắc và xây dựng một doanh nghiệp bền vững thông qua các giá trị thực, từ hình ảnh thương hiệu đến cam kết lâu dài và toàn vẹn cho khách hàng, đối tác.

Với lần tái định vị thương hiệu này, E&G Beauty tin rằng, với những giá trị cốt lõi như năng lượng, tính nguyên bản, vẻ đẹp vượt thời gian, niềm vui mỗi ngày và sáng tạo cùng thiên nhiên, E&G Beauty đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Thương hiệu vừa là người đồng hành tin cậy trong hành trình làm đẹp, vừa là nguồn động viên, truyền cảm hứng và niềm vui cho mọi khách hàng Việt.

Chia sẻ về xu hướng Marketing cho doanh nghiệp mỹ phẩm, ông Andy Vũ, Nhà sáng lập và Tổng Giám Đốc DigiMind Group, Marketing thời đại 4.0 và 5.0 là kết hợp giữa công nghệ và con người, tất cả công nghệ được tạo ra hỗ trợ con người trong việc tiếp cận khách hàng tốt hơn. Như hiện tại AI đang ứng dụng vào mọi lĩnh vực, từ việc giúp nhà tiếp thị làm hình ảnh, nội dung, chăm sóc khách hàng…

Nhưng xu hướng tiếp thị nổi bật hiện nay là Metaverse Marketing hay Marketing 6.0. Đây là một loạt các chiến lược và chiến thuật cho phép các bên cung cấp trải nghiệm nhập vai trên các phương tiện truyền thông thực tế lẫn kỹ thuật số. Rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đang sử dụng cách tiếp thị này.

Ngoài ra là sự lên ngôi của truyền thông liên kênh. Tức doanh nghiệp có nhiều kênh (web, mạng xã hội, phone, mobile, cửa hàng…) và được kết nối liên thông (khách hàng được đối xử như nhau ở tất cả các điểm chạm).

Ông Andy Vũ chia sẻ 3 chiến lược cốt lõi cần làm để tái định vị thương hiệu bao gồm sản phẩm, thương hiệu, trải nghiệm khách hàng.

Về thương hiệu, cần lấy sản phẩm làm lõi, lấy thương hiệu làm nền tảng & lấy trải nghiệm khách hàng là mục tiêu cho sự phát triển.

Về truyền thông, cần kể câu chuyện thương hiệu của mình để chạm tới đa giác quan của khách hàng, thúc đẩy lòng trung thành bằng cách quan tâm tới mỗi cá nhân một cách sâu sắc.

Về Marketing cần mở rộng các điểm chạm với khách hàng, tối đa hoá việc cung cấp kiến thức có chiều sâu và lan toả giá trị về một hành tinh năng lượng bền vững.

Đi sâu vào giải bài toán riêng cho thương hiệu E&G Beauty, ông Andy đã làm rõ các xu hướng sẽ chiếm lĩnh thị trường mỹ phẩm và chăm sóc da trong năm 2024. Khởi nguồn từ những Mega Trends chung của xã hội, một số xu hướng cụ thể cho ngành được hình thành như thành phần an toàn, xuất phát từ thiên nhiên, vẻ đẹp đa giới, bao bì thân thiện với môi trường, vẻ đẹp kết hợp sức khỏe và mỹ phẩm cá nhân hóa.

Mặt khác, xu hướng ngành làm đẹp năm tới cũng hòa nhịp cùng sự phát triển thần tốc của công nghệ, có thể kể đến việc chăm sóc da kết hợp công nghệ, thử nghiệm ảo – Virtual Shopping và thông tin vẻ đẹp dựa trên trí tuệ nhân tạo.

Một số xu hướng khác cũng được ông nhắc tới đó là thương hiệu cá nhân độc lập đang nổi lên hay Planet Influencer.

Bà Tracy Vũ, Nhà sáng lập và Tổng giám đốc của DigiMaster và Trends Việt Nam, cho biết các thương hiệu lớn trên thế giới như L’Oréal, Shiseido, Kiehl’s… đã có hàng chục, hàng trăm năm xây dựng thương hiệu đặc biệt là định hình giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và có chiến lược đồng bộ trong việc phát triển sản phẩm, thương hiệu, truyền thông. Trong khi đó thị trường mỹ phẩm Việt Nam vẫn còn rất phân mảnh, tư duy ngắn hạn, chỉ có một số nhỏ thương hiệu xây dựng thương hiệu thành công.

Sản phẩm không còn là lợi thế cạnh tranh duy nhất mà còn là thương hiệu và nhiều hệ giá trị khác. Bài học thành công từ các thương hiệu lớn của nước ngoài là sáng tạo các sản phẩm đột phá, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ hướng tới mọi đối tượng, xây dựng thương hiệu nhờ các chuyên gia, tạo trải nghiệm khách hàng thú vị, tiếp cận đa dạng và phù hợp với mọi loại da.

“Doanh nghiệp có thể đầu tư rất nhiều vào các KOL để tăng doanh thu trước mắt nhưng đó chỉ là hoạt động lan toả giá trị chứ không phải là kiến tạo giá trị. Do đó giá trị thương hiệu sẽ không được tiếp tục duy trì trong những năm tiếp theo nếu không tiếp tục “đốt tiền”. Nhưng nếu đầu tư vào thương hiệu, doanh nghiệp sẽ duy trì được thương hiệu và đi cùng khách hàng có khi hàng trăm năm”, bà Tracy nói.

Bà Dương Thị Thanh Mai, Tổng Giám đốc Thương hiệu Mỹ phẩm E&G cho biết trong lần tái định vị mong muốn của thương hiệu là vượt qua ranh giới của một nhãn hiệu mỹ phẩm, trở thành phong cách sống của người tiêu dùng. Yếu tố personalization (cá nhân hóa) được thương hiệu đặt trọng tâm vào việc cá nhân hoá vẻ đẹp của con người thông qua việc phát triển đa dạng các dòng sản phẩm thích ứng mọi nhu cầu, lứa tuổi.

e&g-tai-dinh-vi-thuong-hieu-1

“Từ sản phẩm mặt nạ dưỡng da, chúng tôi định hướng phát triển đa dạng sản phẩm trong năm 2024. Chúng tôi có thế mạnh làm việc với các phòng lab tiên tiến tại Nhật Bản, Hàn Quốc. Năm 2024 sẽ ra mắt tối thiểu 10 sản phẩm, tức ít nhất mỗi tháng sẽ ra mắt 1 sản phẩm.

Chúng tôi lấy Branding làm nền tảng đầu tiên, không chỉ làm Branding cho thương hiệu mà làm Branding cho từng bộ sản phẩm, dựa trên từng đối tượng và từng nền tảng. Chúng tôi chú trọng nền tảng social và truyền thông truyền thống như báo chí, website, google. Đặc biệt, năm nay, E&G Beauty sẽ tiến đến sân chơi thương mại điện tử một cách mạnh mẽ”, bà Mai cho biết.

E&G Beauty hướng tới xây dựng một cộng đồng phụ nữ lan toả năng lượng tích cực. Tại đây E&G Beauty mong muốn truyền cảm hứng với người phụ nữ thông qua phát triển mô hình trải nghiệm sản phẩm như lớp học makeup, lớp học nâng cao tính năng lượng, tích cực cho người phụ nữ…

“Phụ nữ thành thị họ có nhiều điều kiện để chăm sóc bản thân nhưng những người phụ nữ nông thôn và vùng sâu vùng xa, đôi khi do áp lực cuộc sống mà họ quên mất phải yêu chính mình. E&G Beauty không chỉ là thương hiệu mỹ phẩm đơn thuần mà hướng tới là người bạn đồng hành trong cuộc sống của mỗi người phụ nữ”, bà Mai chia sẻ.

Ông Tín Lê, Founder kiêm CEO Adtek, chuyên gia Marketing online, cho biết với ngành mỹ phẩm khi bán hàng trên TMĐT cần phải xử lý một số vấn đề.

Thứ nhất là đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm. Đây là yếu tố tiên quyết để thu hút và giữ chân khách hàng.

Thứ hai là giấy phép cần làm rõ với các sàn TMĐT để khi lên chiến lược truyền thông không gặp trục trặc liên quan đến việc này.

Ngành mỹ phẩm cạnh tranh khốc liệt trên sàn TMĐT. Định vị thương hiệu là yếu tố cốt lõi trên sàn. Cần có chiến lược bán hàng vì không phải cứ mang hàng lên bán là có doanh thu. Phải kết hợp sâu sát với sàn để thực hiện chiến lược này để tăng doanh thu và tối ưu chi phí. Bởi nếu cứ đem lên bán thì chi phí bị đội lên rất cao.

Cần xác định rõ vai trò của kênh bán hàng TMĐT, kênh nào kênh phễu, kênh nào để tăng doanh thu. Không phân biệt rõ vai trò của từng kênh thì sẽ xảy ra trường hợp “dẫm chân lên nhau”, chi phí dành cho các kênh đó sẽ gia tăng, kể cả kênh đang hot nhất.

 

Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài viết hữu ích với bạn chứ? 
Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.